Một số vấn đề về dạy học mô hình VNEN

Tháng Tám 25, 2019 3:46 chiều

NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

 

  1. Tên hoạt động: Trao đổi một số vấn đề về dạy học mô hình VNEN
  2. Mục đích: Cùng nhau trao đổi về các hoạt động học và đồ dùng dạy học trong dạy học VNEN

III. Diễn biến:

  1. 1. Thời gian: từ 14h đến 17h ngày 20/8/2019
  2. Địa điểm: tại trường Tiểu học Quang Trung
  3. Mô tả các hoạt động:

3.1 Thành phần tham gia: BGH và Giáo viên khối 2,3,4,5

3.2 Số lượng: 13 đồng chí

3.3 Trình tự hoạt động

– Các đồng chí trong BGH và các tổ khối cùng nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ, nêu ý kiến và thống nhất về các vấn đề trong dạy học VNEN, việc làm đồ dùng dạy học

  1. Kết quả:

4.1 Hoạt động cơ bản

– HS trải nghiệm, khám phá tìm rút ra và ghi nhớ kiến thức mới, muốn ghi nhớ lâu HS phải tự tìm hiểu HS phải tự làm, tự trao đổi, chia sẻ (những từ ngữ, bài tập không tường minh, không rõ ràng… cần phải nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Nội dung trong sách hướng dẫn học chưa phải là tối ưu mà phải thay đổi cho phù hợp để đảm bảo HS tự tìm hiểu, rút ra ghi nhớ).

– Sản phẩm của Hoạt động cơ bản là kiến thức kĩ năng học sinh phải ghi nhớ thể hiện ở mục tiêu bài học.

– GV cần phải hiểu sâu sắc mối liên hệ của bài đó với bài trước. Phải định hướng cho sự phát triển mạch kiến thức kĩ năng đó trong các bài tiếp. Xác định được kiến thức kĩ năng đó có gì khó với học sinh của lớp.

– Cách tổ chức hỗ trợ để HS có thể nhận biết kiến thức kĩ năng là phải có đồ dùng dạy học. Tổ chức để cả nhóm và lớp nhớ kiến thức cơ bản. Tùy từng mạch kiến thức (nếu mạch kiến thức HS khai thác mà đơn giản thì HS khắc sâu trong nhóm, nếu mạch kiến thức khó GV phải tổ chức hoạt động cả lớp cho các nhóm trình bày sản phẩm, GV hướng dẫn HS cách khắc sâu kiến thức).

– Phải có tương tác giữa các HS:  nhẩm, nhớ, nói cho nhau nghe để khắc sâu kiến thức.

– GV hướng dẫn cách ghi nhớ kiến thức.

4.2 Hoạt động thực hành

– Củng cố và khắc sâu Hoạt động cơ bản

– Vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện các bài tập và chia sẻ kết quả thực hiện với bạn, với nhóm.

– Giải quyết các tình huống liên quan đến bài học.

4.3 Hoạt động ứng dụng

– Đưa những điều HS đã học vào thực tiễn cuộc sống nên HS mới hình thành được năng lực.

– Áp dụng hiệu quả những phần việc có thể áp dụng

– Đưa ra những ứng dụng phù hợp với thực tiễn

– Huy động tối đa tham gia của cộng đồng.

4.4 Đồ dùng dạy học

– Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học theo từng bài, từng môn học.

– Bảng nhóm, bảng phụ, tranh ảnh thẻ số, thẻ từ, thẻ trống viết và xóa được.

–  Làm bảng phụ thiết kế sơ đồ ghi nhớ

– Tận dụng những đồ dùng đơn giản dễ kiếm,dễ làm, dễ sử dụng. GV, HS và phụ huynh cùng làm.

– Không phải in phiếu, sử dụng vở thực hành đồng thời với sách hướng dẫn học

  1. Đánh giá:

– Buổi sinh hoạt chuyên môn đạt được mục tiêu đã đề ra, giải quyết được một số thắc mắc trong quá trình dạy học VNEN.

– Thành công: Giáo viên đã nắm được các hoạt động dạy học và có kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng dạy học.

– Hạn chế: Đồ dùng dạy học chưa phong phú.

  1. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân của hạn chế

-Nguyên nhân thành công: Giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

– Nguyên nhân hạn chế: Giáo viên chưa có nhiều thời gian đầu tư làm đồ dùng dạy học có giá trị cao.

  1. Bài học kinh nghiệm

– Giáo viên cần tích cực học hỏi chuyên môn, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế của lớp để điều chỉnh bài học cho phù hợp với đối tượng học sinh.

 

Hiệu trưởng

 

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Miên