Trao đổi về cách đánh giá học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

Tháng Tám 25, 2019 3:47 chiều

NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

  1. Tên hoạt động : Trao đổi về cách đánh giá theo thông tư 22
  2. Mục đích : Cùng nhau trao đổi để nhớ lại cách đánh giá theo thông tư 22 và cách ra đề kiểm tra định kì theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

III. Diễn biến:

  1. Thời gian: từ 14 giờ đến 17 giờ ngày 23/8/2019
  2. Địa điểm: Tại trường Tiểu học Quang Trung
  3. Mô tả các hoạt động:

– Thành phần: BGH và GV toàn trường (gồm 23 người)

– Trình tự hoạt động:

+ BGH và các đồng chí trong GV cùng nhau chia sẻ, nêu ý kiến và thống nhất về cách đánh giá học sinh theo thông tư 22 và cách ra đề kiểm tra định kì theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

  1. Kết quả:

4.1. Đánh giá HS theo thông tư 22

– Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

– Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định bằng điểm số kết hợp với nhận xét, két hợp đánh giá của giáo viên, hs, cha mẹ hs, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

– Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực phẩm chất của học sinh:

+ Năng lực: tự phụ vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.

+ Phẩm chất: chăm hoc, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.

Cách đánh giá thường xuyên:

* Đánh giá thường xuyên về học tập:

– Gv dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chỗ chưa đúng và cách sửa chữa, viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể, giúp đỡ kịp thời.

– Học sinh nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

– Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét đánh giá bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

* Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:

– GV căn cứ về các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở trường về năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

– Hs nhận xét và tham gia nhận xét bạn

– Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với gv động viên, giúp đỡ rèn luyện và phát triển năng lực phẩm chất hs.

4.2. Ra đề kiểm tra định kì

– Ra đề kiểm tra theo 4 mức độ:

M1: Nhận biết

M2: Hiểu

M3: Vận dụng trong tình hình cụ thể, tương tự

M4: Vận dụng ở tình huống mới

– 4 mức độ ra đề tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng học sinh

– Ra đề chủ yếu ở nội dung kiến thức mức 3,4; câu hỏi phải đủ 4 mức độ.

– Đề kiểm tra phải mang tính toàn diện, bao phủ tất cả các kiến thức

  1. Đánh giá:

– Thành công: Gv đã nắm được cách đánh giá học sinh theo thông tư 22 và cách ra đề kiểm tra.GV đã tuyên truyền cho PHHS và nhân dân hiểu được nắm được cách đánh giá học sinh theo thông tư 22

– Hạn chế: Việc phối hợp giữa gv và phụ huynh trong việc đánh giá học sinh chưa thực sự hiệu quả.

  1. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân của hạn chế

– Nguyên nhân của hạn chế là : Một số phụ huynh học sinh làm công nhân và làm nghề truyền thống, công việc vất vả, chưa dành nhiều thời gian để quan tâm tới việc học của con em mình.

  1. Bài học kinh nghiệm

– CBQL,GV cần nghiên cứu kĩ thông tư, thường xuyên cùng nhau trao đổi, chia sẻ giúp đỡ đồng nghiệp để đánh giá học sinh đúng theo tinh thần đổi mới.

– GV cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh học sinh để có các biện pháp cho phù hợp để rèn luyện và phát triển năng lực học sinh.

 

Hiệu trưởng

 

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Miên