Trao đổi về mối quan hệ âm và chữ khi dạy học Tiếng Việt CGD lớp 1

Tháng Tám 25, 2019 3:48 chiều

NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

  1. Tên hoạt động

          Trao đổi về mối quan hệ giữa âm và chữ Tiếng Việt

  1. Mục đích

– GV cùng nhau ôn tập, củng cố, trao đổi về mối quan hệ giữa âm và chữ Tiếng Việt

III. Diễn biến

  1. Thời gian: Từ 14h đến 17 ngày 16/ 8/ 2019
  2. Địa điểm: Tại trường Tiểu học Quang Trung
  3. Mô tả các hoạt động

– Thành phần: BGH và Giáo viên khối 1

– Số lượng: 5 người

– Trình tự hoạt động:

+ BGH và các đồng chí trong khối cùng nhau chia sẻ, nêu ý kiến trao đổi về mối quan hệ giữa âm và chữ Tiếng Việt.

+ Cá nhân trình bày chia sẻ, trao đổi;

+ Khối trưởng cùng ban giám hiệu nhà trường thống nhất nội dung đã trao đổi

  1. Kết quả:

– Khi dạy: dạy nguyên âm trước, phụ âm sau

* Nguyên âm:

– Có 9 nguyên âm đơn: o, ô, ơ, a, e, ê, i, u, ư

Dạy theo thứ tự từng nhóm để HS dễ so sánh:

+ o, ô, ơ

+ a, e, ê

+ i , y, u, ư

– Nguyên âm đôi:  ua, ưa, ia (dạy đọc liền “ua”, không dạy u – a – ua), sau đó HS so sánh 3 nguyên âm đôi

*Phụ âm: Có 23 phụ âm

+ Dùng tên âm để gọi chữ.

+ Dạy chữ không có vấn đề chính tả trước.

+ Chưa vội dạy chữ q chỉ dạy chữ c, k.

+ Chỗ khó phân biệt có thể gọi tên âm trùng tên chữ.

+ Khi đưa ra tiếng có phụ âm có vấn đề về chính tả luôn đặt trong sự so sánh, gắn với hình ảnh, vật thật (giúp HS hiểu nghĩa)

Dạy:+ b, h, m trước

+ n, l dạy sau (liên quan đến luật chính tả về nghĩa)

+ t, th: chữ th gồm con chữ t ghép với con chữ h

+ nh

+ s, x

+ c, k (chữ k không có âm k)

+ kh

+ g, gh, ng, ngh: gắn với luật chính tả e, ê, i

+ d, gi, r (không có âm gi – có thể cho HS đọc gi)

+ đ

+ ch, tr (nếu HS không phát âm được tạm thời gọi ch nhẹ, tr nặng)

+ v, p, ph

* Trong quá trình dạy, GV lưu ý HS muốn viết đúng chính tả phải nắm chắc quan hệ âm – chữ:

– Mỗi chữ ghi một âm

– Có âm ghi bằng hai, ba, bốn chữ

Ví dụ:

+ Âm / cờ/ ghi bằng 3 chữ: c, k, q

+ Âm / gờ/ ghi bằng 2 chữ: g, gh

+ Âm / ngờ/ ghi bằng 2 chữ: g, gh

+ Âm /iê/ ghi bằng 4 chữ: iê – yê

ia – ya

  1. Đánh giá:

– GV nắm được kiến thức về ngữ âm Tiếng Việt

  1. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân thành công

– GV được tham gia các buổi tập huấn do Phòng GD và các cấp tổ chức

– GV tích cực nghiên cứu tài liệu và học hỏi bạn bè, đồng nghiệp

* Nguyên nhân của hạn chế: Nhiều HS phát âm chưa chuẩn: VD: “kh” đọc thành “h”, “ng” đọc thành “g” nên GV mất nhiều thời gian luyện đọc cho HS.

  1. Bài học kinh nghiệm

– Gv cần tích cực nghiên cứu tài liệu để nắm chắc kiến thức ngữ âm trong tiếng Việt

– GV dành nhiều thời gian rèn đọc cho học sinh

– Phối hợp cùng phụ huynh trong việc hướng dẫn con dọc ở nhà.

Hiệu trưởng

 

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Miên