Xây dựng Hội đồng tự quản lớp cho học sinh

Tháng Tám 25, 2019 3:52 chiều

NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

  1. Tên hoạt động: Tổ chức xây dựng HĐTQ lớp cho học sinh
  2. Mục đích: Gv biết hướng dẫn học sinh xây dựng hội đồng tự quản lớp cho học sinh, nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

III. Diễn biến:

  1. Thời gian: Từ 14h đến 17 ngày 19/ 8/ 2019
  2. Địa điểm: Tại trường Tiểu học Quang Trung.
  3. Mô tả các hoạt động:

– Thành phần: BGH và Giáo viên dạy môn văn hóa 2 tổ chuyên môn: 16 đ/c

– Phương tiện và điều kiện: máy tính kết nối mạng và các tài liệu liên quan

– Trình tự hoạt động:

+ BGH và các đồng chí trong tổ khối cùng nhau chia sẻ, nêu ý kiến và thống nhất về cách tổ chức xây dựng hội đồng tự quản cho học sinh. Những khó khăn vướng mắc…kiến nghị đề xuất với các cấp.

+ Cá nhân trình bày chia sẻ, trao đổi;

+ Tổ trưởng chuyên môn cùng ban giám hiệu nhà trường thống nhất nội dung đã trao đổi để thực hiện có hiệu quả.

  1. Kết quả:

* Quy trình xây dựng HĐTQ

– Tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử

– Gv  hướng dẫn HS bầu HĐTQ : hướng dẫn học sinh lựa chọn những bạn có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động của HĐTQ và yêu thích công việc của mình.

–  Tổ chức cho HS bầu HĐTQ của lớp: giơ tay biểu quyết (bầu)

* Nhiệm vụ của HĐTQ:

– Gv nhắc lại nhiệm vụ của từng thành viên trong HĐTQ

– Các thành viên tự ghi nhớ nhiệm vụ của mình.

– Tổ chức cho các thành viên tự nêu lại nhiệm vụ của từng thành viên trong HĐTQ.

– Gv hướng dẫn từng thành viên trong HĐTQ thực hiện nhiệm vụ của mình:

+ Nhiệm vụ của chủ tịch HĐTQ

+ Nhiệm vụ của phó chủ tịch HĐTQ

+ Nhiệm vụ của tưởng ban Đối ngoại

+ Nhiệm vụ của trưởng ban Văn nghệ

+ Nhiệm vụ của trưởng ban Nền nếp

+ Nhiệm vụ của trưởng ban Học tập

– Tổ chức cho Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Gv theo dõi, chia sẻ, giúp đỡ hướng dẫn bổ sung.

  1. Đánh giá:

– Ưu điểm: Toàn thể GV tham gia đều nắm được cách hướng dẫn học sinh thành lập HĐTQHS và biết việc của từng Ban, xây dựng kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả

– Hạn chế: Một số giáo viên xây dựng nề nếp lớp học còn nhiều hạn chế.

  1. Bài học kinh nghiệm:

– GV cần hướng dẫn HS, kết hợp cùng phụ huynh giúp học sinh tự thành lập Hội đồng tự quản, không do giáo viên áp đặt mà do học sinh tự ứng cử, đề cử, tập thể lớp bình bầu, luân phiên theo tháng hoặc học kỳ để nhiều học sinh được tham gia hoạt động tập thể. Tùy theo sở thích để mỗi học sinh được tự nguyện là một thành viên của một ban nào đó.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động học tập, sinh hoạt. Với sự dẫn dắt của giáo viên, phụ huynh và cộng đồng học sinh được rèn luyện năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành hoạt động giáo dục, học tập; các phẩm chất tự giác, tự trọng, tôn trọng, trách nhiệm, tự tin, tích cực và nhiều kỹ năng sống được rèn luyện trong hoạt động ở môi trường dân chủ, tự quản và thân thiện.

– Để Hội đồng tự quản hoạt động được hiệu quả cần huy động sự giúp đỡ của cha mẹ và cộng đồng để xây dựng các góc hỗ trợ hoạt động học tập và các công cụ phục vụ hoạt động của HĐTQ như: góc học tập, góc thư viện, góc môi trường, góc cộng đồng, góc sinh nhật; hộp thư vui, điều em muốn nói, sơ đồ cộng đồng, bảng theo dõi chuyên cần, nội quy lớp học…Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh hiểu được mục đích và ý nghĩa của các góc và công cụ của Hội đồng tự quản, tổ chức cho học sinh chủ động tổ chức cùng nhau tạo ra các góc, công cụ của Hội đồng tự quản với những tài liệu đồ dùng phong phú, thay đổi theo chủ đề học tập, tạo ra sản phẩm bằng những vật liệu rẻ tiền dễ kiếm, đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học…

– Bản thân GV cần tạo môi trường học tập thân thiện, gần gũi, vui vẻ, luôn khích lệ, động viên kịp thời HS

Hiệu trưởng

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Miên